Trang Chủ‎ > ‎CLB Văn Học‎ > ‎

TRUYỆN NGẮN

Ông thầy nóng tính- truyện của Nguyễn Nhật Ánh

đăng 07:15 15 thg 1, 2018 bởi Tổ trưởng Văn: Phạm Hữu Lộc

Người Thầy của tôi.

đăng 20:06 13 thg 12, 2017 bởi Giáo viên: Lê Phước Dương

Hoàng Hải 9a4.

 

 

 

  Một buổi sáng chủ nhật đẹp trời, tôi dạo chơi tren đồng cỏ gần nhà, ánh nắng ban mai dịu nhẹ trải khắp nơi, làn gió nhẹ, mát lạnh lướt cả trên má tôi, cảm giác thật tuyệt vời, mùa thơm hoa cỏ đâu đậy, thật dễ chịu. Tôi thoải mái thư thái tận hưởng cái không gian êm đềm, bình yên ấy. Đang trong cảm giác lâng đâng ấy chợt một bóng người đi tới. Ôi trời ơi, trước mắt tôi là ai, sao lại giống đến mức như thế? Thật không thể tưởng tượng nổi!

  Tôi bất thần, sững sờ, bàng hoàng trước những hình ảnh hiện lên trong mắt tôi. Một dáng người cao cao, hơi gầy, nhưng trông thật cứng cáp, mái tóc đen bóng, xoăn, vững trãi quá, tất cả mọi thứ, ôi trời ơi, giống con người ấy, nhưng không thể được bởi không phải. Đứng từ xa, dõi theo người đang đi trước mắt tôi, lòng tôi thắt lại, sống mũi tôi cay cay, sao thế này ?

  Trong tâm trí tôi, như một cảnh được tua lại, đó là một ngày thật vui

-  Thầy ơi, đến đó rồi thầy dạy chúng em leo núi cho nhanh, nha thầy.

-  Em cũng muốn thầy biết cách nhóm lửa của người tiền sử nữa thầy ạ!

  Tiếng bọn trẻ chúng tôi ríu rít hỏi thầy râm ran cả lên. Ánh mắt đứa nào cũng rức sáng, háo hức mong chờ. Thầy tôi dịu dàng trả lời bằng giọng nói ấm áp

-  Tất nhiên rồi các em ạ, thầy sẽ dạy cho tất cả, chịu không?

  Tiếng “Dạ có” vang lên rõ to, nó như vang khắp cả khu tập kết.

-  Chúng ta lên đường nào?

  Tiếng thầy vang lên , cả bon tôi reo hò bước lên xe. Ánh mắt nhìn chúng tôi thật trìu mến, thật thân thương. Tôi hạnh phức khi có một giáo viên vui như vậy. Ngồi trên xe, lòng tôi hồi hộp xen lẫn sợ, khắp khởi, vui mừng, tôi tưởng tượng ra bao nhiêu là thứ sẽ được thầy hướng dẫn. Mau đến đi! Mau đến đi! Cứ vậy trên khắp chuyến đi tôi chỉ mơ màng đến chuyện ấy. Bỗng xe dừng lại, thầy tôi ra hiệu.

-  Đến rồi, xuống xe nào các em !

  A đến rồi ! Cả bọn tôi ùa ra cửa xe như ong vỡ tổ. Trước mắt tôi, một không gian tuyệt vời. Đẹp quá ! Cái se se lạnh của buổi sớm hòa trong cái nắng ban mai vàng nhẹ, thật dễ chịu. Ôi đẹp quá! – giọng nói rắn chắc nhưng đầy tình thương của thầy cất lên.

-  Chúng ta đã đến rồi, nhu thầy đã hứa với các em, thầy sẽ dạy chúng ta tất cả nhé.

  Đứ nào cũng vui sướng, nhảy cẫng lên và “ lao” đến những thứ mình muốn, đứa leo núi, đứa hái nấm, đứa tìm hoa, đứa nhóm lửa. Đúng như lời hứa thầy đã tận tâm dạy chúng tôi, chỉ chúng tôi từng tý, tận tụy, ân cần, những lời nói, những cử chỉ của thầy khiến ai cũng muốn thầy dạy mãi, hướng dẫn mãi. Nhưng nếu chuyến đi chơi chỉ vui vẻ hạnh phúc, vun đắp tình thầy trò thì đâu có sao, chúng tôi đã vui vẻ rồi. Chính cái lúc vui vẻ nhất, rạng rỡ nhất, hào hứng nhất, một chuyện thầy kinh khủng đã xảy ra. Bởi cái tính hay khoe, cũng nhu sĩ diện của mình, tôi đã ra xa cùng với một đứa bạn khác để tìm cây hoa đẹp nhất. Hai đứa tung tăng, nhởn nhơ, đến gần bờ vực chợt nhìn thấy bông hoa lạ mắt, tôi cất tiếng nói.

-  Kia rồi, cái mình đang tìm, banh ở đấy đi, mình sẽ ra đó.

  Còn bạn tôi có vẻ rất sợ

-  Đừng, đấy là vức mà, ra đó nguy hiểm lắm, với lại thầy đã dặn chúng ta đứng xa, ta về thôi.

  Tôi bĩu môi, làm lơ trước những lời nói của nó, cứ vậy tôi tiếp tục tiến đến, tiến đến, tôi cố gắng vươn tay ra. Một chút nữa thôi…, chút nữa thôi! Được rồi ! A…a…a! Không, không thể được, chẳng lẽ lại rớt xuống, không thể được. Có cành cây, như vớ được cơ hội sống, tôi nắm lấy, nắm thật chặt, thật chắc. Tim tôi đập thình thịch, trán đẫm mồ hôi, mặt tôi nóng ran lên, như một bản năng tôi cố gắng bám trụ, phía dưới tôi lởm chởm, cây um tùm. Ôi không! Tôi muốn ngất đi, nhưng ngay lúc đó, một bán tay “lớn” đã nắm tay tôi, tôi chàng tỉnh, là thầy, người thầy đã cứu tôi, thầy bịm chặt môi, kéo tôi len, tôi cố gắng, cố gắng leo lên, lên được rồi, tôi sống rồi lúc ấy đầu tôi hoàn toàn trống rỗng. Mình vừa thoát chết, chỉ trong gang tấc, mình không muốn nghĩ đến nữa. Nhung còn thầy, thầy, thầy đâu, kia rồi, thầy đang leo lên, tôi lo lắng cầu nguyện: “ Cố lên thầy ơi, cố lên,…”. Từng bước chân của thầy, từng nhịp đập trái tim tôi, từng tiếng thở của cả bọn như hòa vào nhau, không gian ấy thật khủng khieps, mong rằng nó sẽ trôi qua êm xuôi – Tôi thầm ước. Chợt thầy bước lên, viên đá lăn khỏi chỗ của nó, nó roi ra, lăn trên núi dốc, tại sao lại xui xẻo đến thế, thầy, thầy ơi, thầy,… tôi không thể diễn tả nổi. Tiếng thầy vẫn vọng lại

-  Từng lo cho thầy…

  Không, không, đây không phải là sự thật, tất cả chỉ là mơ. Chúng tôi khóc ngất, hình ảnh người thầy ân cần hiện ra, thầy vẫn như ở trước mắt tôi, vẫn giọng nói ấm áp, vẫn cử chỉ ân cần, thân thương. Chuyện sau đó…quá bi đát, sao lại quá ngặt nghèo.


  Dù đã qua bốn năm nay, tôi vẫn không thể nào tha thứ cho mình. Tại tôi, tại tôi mà thầy…, tất cả là tại tôi, hai dòng nước mắt tôi lăn trên má. Lòng tôi, trong thân tâm tôi vang vọng tiếng nói của thầy ngay từ lần gặp đầu tiên : “Chúng ta ở rất xa nhau, nhưng bây giờ chúng ta là đại gia đình chúng ta sẽ sống hạnh phúc bên nhau giúp đỡ nhau như ruột thịt, các em nhé, thầy tin rằng như vậy”.

  Ôi, người thầy của tôi, trong tôi giờ đây mang nặng sự hối hận, điều ấy nhắc nhở tối. Nếu tối không quá dại khờ, không quá sĩ diện thì đâu có…, nếu tôi nghe lời thì giờ đâu phải cắn rứt. Tôi không thể chấp nhận được bản thần mình.

  Tất cả đi qua, nhưng tất cả đề là những dấu khắc trong tôi. Lời bài hát người thầy vang vọng trong tôi. Người thầy vẫn lặng lẽ đi về dưới mưa…Nhắc nhở tôi không bao giờ xảy ra chuyện tương tự, nhớ rằng mình đã gây ra tội lỗi, một tội lỗi không thể bù đắp, không thể sứa chữa, chỉ có sự cố gắng của tôi mới có thể sửa phần nào, sự hối hận mới có thể bù đắp. Trong cuộc sóng, đâu phải chỉ toàn niềm vui, mà có cả những sự đau khổ, những đau khổ khiến ta trưởng thành.

                                                      Bk 12 - 12 - 17.

                                                                                   

 

 

 

 

 

                                                                                                   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thầy Tôi.

đăng 05:26 22 thg 11, 2017 bởi Giáo viên: Lê Phước Dương

Lê Phước Dương. 20 -11 - 17.



Con người, khi trưởng thành, họ sẽ phải đứng trước những chọn lựa. Khi chúng ta bắt đầu học cách nhìn nhận, chúng ta mới thấy, cuộc sống không có đúng sai, mà tất cả chỉ là lựa chọn mà thôi. Và có năm lựa chọn rất quan trong trọng cuộc đời của chúng ta: chọn lẽ để sống; chọn người để lấy; chọn việc để làm; chọn thầy để học; chọn bạn để chơi. Có người sẽ chọn một trong năm, có người lại chọn tất cả, đó chính là khoảng cách lớn giữa người thành công và kẻ thất bại.

***

Có người nói, Tôi chỉ cần chọn việc để làm. Có lẽ vì họ nghĩ, khi có một công việc tốt, túi tiền của họ cũng khá khẩm, và cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Họ nghĩ, họ có thể dùng tiền để xây dựng thiên đường cho chính mình.

Có người lại nói, Tôi chỉ cần chọn người để lấy. Bởi, tâm lý phụ nữ, họ luôn mong mình có một chỗ dựa trong suốt cuộc đời sau này, ví dụ như một ông chồng bản lĩnh và giàu có chẳng hạn. Họ nghĩ, họ có thể nhàn nhã trên chính sức lực của người khác.

Có người thì lại cho rằng, Tôi sẽ chỉ chọn bạn để chơi. Hãy nói cho tôi biết bạn của bạn là ai, tôi sẽ nói bạn là ai-nếu là tôi, tôi sẽ nói với họ như vậy. Họ nghĩ, một người bạn tốt sẽ sẵn sàng giúp đỡ và chia sẻ với họ mọi thứ, nhưng họ lại quên mất người bạn tốt nhất của họ lại chính là bản thân họ. Có lẽ họ không biết, cái bóng của chính bạn sẽ không bao giờ rời bỏ bạn, nhưng bạn bè của bạn thì có thể.

Nhưng hầu hết, chúng ta đều quên rằng, lẽ sống tạo khung cuộc đời, và một người thầy tốt sẽ dạy ta cách tô màu cuộc đời chính mình.

thua-thay

Thầy đã từng dạy tôi, Điều đáng sợ nhất trong đời không phải là đi sai đường, mà là đi trên con đường không phải của mình. Đó là khi chúng tôi bắt đầu băn khoăn về việc mình sẽ học phân ban Tự nhiên hay phân ban Xã hội? Lúc ấy, chúng tôi mới chỉ là những con người vừa tuổi mười lăm, mười sáu, hoàn toàn chưa thực sự nghĩ đến thế nào là trưởng thành. Thực ra, sự chọn lựa không phải sẽ đặt ở những chặng đường khi bạn đã trưởng thành, nó thể hiện ngay từ khi bạn còn một đứa bé sơ sinh.

Bạn còn nhớ câu chuyện "Alice ở xứ sở thần tiên" không? Tôi vẫn nhớ về đoạn hội thoạn giữa Alice và Mèo Chesire như thế này:

"... Alice: "Tớ nên đi con đường nào bây giờ?"

Mèo Cheshire: "Điều đó tùy thuộc vào việc cậu muốn đến đâu."

Alice: "Tớ thật sự chẳng quan tâm lắm về cái nơi mà mình muốn đến."

Mèo Cheshire: "Thế thì cậu cũng không cần quan tâm là nên đi đường nào! Một khi mà cậu đã không quan tâm đến cái nơi mà mình tới thì đi đường nào mà chẳng được!"... "

Thầy tôi nói đúng, ngay cả can đảm chọn con đường mình đi còn không dám thì bạn nghĩ mình sẽ làm được điều gì lớn lao hơn ư?

Sẽ có nhiều người dùng nhiều những thứ màu sắc và chất liệu để phác họa lại chân dùng người thầy của mình. Dù có hàng vạn người dùng cùng một chiếc bút màu để vẽ, thì chân dung người thầy của họ cũng sẽ chẳng thể giống nhau. Tôi nghĩ vậy, bởi thực sự, cây cọ, bút màu,.. chỉ phác họa được thầy chứ không thể "vẽ" được thầy, khi người ta thiếu một tấm lòng chân thành.

Dưới ánh mặt trời, không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học !

Thầy tôi chưa từng nhận mình là một con người lớn lao biết nhường nào, nhưng mỗi chúng tôi đều hiểu, thầy thật vĩ đại. Thầy có thể mở lòng bao dung với tất cả chúng tôi, và bao gồm cả tha thứ. Chắc chắn rồi. Trong một lớp học, không phải học sinh nào cũng hoàn hảo; vì trường học, thầy cô, bạn bè, chính là những thứ chúng tôi cần để hoàn thiện bản thân. Sẽ có những người mắc lỗi, cũng sẽ có những con người không ngừng cố gắng. Và một người cũng sẽ có thể mắc lỗi rất nhiều lần hoặc nhiều lần mắc lại cùng một lỗi. Có bạn sẽ không tập trung vào việc học, có bạn sẽ vì một vài lý do mà trở nên lười nhác, có bạn sẽ vướng vào vài tệ nạn như hút thuốc, uống bia, nhuộm tóc, ăn trộm,... Và thầy là người hiểu rõ chúng tôi đang ở tình trạng nào và sẽ có thể trở thành người như thế nào. Có điều, thầy chưa bao giờ bắt chúng tôi như thế này, ép chúng tôi phải thế kia, thầy chỉ định hướng cho chúng tôi và dạy chúng tôi cách đứng vững trên lập trường của chính mình. Thấy chúng tôi sai, thầy sẽ không phạt, vì thầy nghĩ, chúng tôi có thể hoàn thành hình phạt một cách qua loa, lệ thuộc, bởi có thể khi đó chúng tôi vẫn chưa nhận ra lỗi của mình. Thầy sẽ bỏ ra cả tiết dạy lý thuyết, bài tập trong sách vở để răn chúng tôi tri thức ở bên ngoài cuộc sống. Thầy dạy chúng tôi cách để khoan dung và tha thứ cho lỗi lầm của người khác, dạy chúng tôi cách làm sao để không bị chán nản khi bắt buộc phải cố gắng, dạy chúng tôi cách tôn trọng người khác, dạy chúng tôi cách thể hiện giá trị của bản thân, dạy chúng tôi mọi điều về cách để sống, và thầy nghiêm khắc về việc chúng tôi bắt chước người khác. Thầy nói, thầy chỉ là một thầy giáo được làm bằng xương bằng thịt và có tâm hồn sống, nhưng chúng tôi lại thấy, thầy là một phiên bản hoàn hảo của hiện tại, vì thầy luôn sống là chính thầy, điều đó khiến chúng tôi càng kính mến thầy rất nhiều.

Khi những ngày thi gần đến, thầy cô sẽ thường lo lắng cho chúng tôi bằng nhiều cách. Có người sẽ cố nán lại vài phút để giảng thêm một lần cho chúng tôi hiểu về bài toán khó. Có người sẽ cùng chúng tôi giải và chữa một vài đề anh văn để làm quen với dạng kiến thức mà chúng tôi sẽ phải thi. Có người sẽ lấy những ví dụ thực tế đời thường để chúng tôi dễ hình dung về một tác phẩm văn học khó phân tích. Nhưng thầy lại không làm thế, chỉ vì thầy không muốn chúng tôi bị áp lực thời gian. Đôi khi, sự gấp gáp sẽ giết chết bản lĩnh và tự tin. Thầy sẽ chỉ hỏi chúng tôi có mệt không, có nhiều bài tập quá không, có cảm thấy chán học không? Thầy luôn lo cho chúng tôi, nghĩ cho chúng tôi bằng một tấm lòng chân thành tuyệt đối. Thầy kể cho chúng tôi nghe về một vài anh chị khóa trên đã từng bỏ học, và kể về việc họ đã hối hận thế nào khi bắt đầu những ngày trở thành công nhân nhà máy, xí nghiệp. Thầy nói với chúng tôi, mặc dù việc học đôi khi có áp lực nhưng bạn bè và thầy cô sẽ luôn ở bên mình, chứ không giống như những đồng lương mình kiếm được dựa trên sự hối hận và mệt mỏi gấp bội, bởi vì con người khó ai có thể giữ vững một công việc suốt đời. Cũng đừng gói gọn cuộc đời mình trong hai chữ" Giá mà".

Ngày đầu tiên được thầy nhận vào lớp, chúng tôi bắt đầu gọi thầy là thầy chủ nhiệm, sau này, chúng tôi vì kính mến thầy mà trêu đùa gọi thầy là "bố". Thầy hiểu tình cảm của chúng tôi, nhưng thầy khuyên chúng tôi không nên làm thế, thầy bảo chúng tôi chỉ có một người bố duy nhất sinh dưỡng chúng tôi, còn thầy, thầy chỉ là một người thầy, người dẫn dắt và dạy dỗ khi chúng tôi cùng chung sống ở trường học. Thầy luôn dạy chúng tôi rằng, trong cuộc đời có tám điều quan trọng mà người trẻ nào cũng cần học. Đó là nuôi dưỡng ước mơ, tính kỷ luật, siêng năng, sống chan hòa, đứng vững sau thất bại, cư xử đúng mực, biết tha thứ và kiên nhẫn. Thầy nói, bài học trong sách vở chỉ là một phần, cái quan trọng là chúng tôi phải linh hoạt trong việc lĩnh hội kiến thức thực tế ngoài đời sống. Vì không có nhà văn tài giỏi nào mà không cần ăn cơm cả.

Những kì thi vội vàng đến, thúc chúng tôi về phía trước, hối hả và vội vã. Và không phải sự cố gắng nào cũng đều được chấp nhận cả. Tôi chính là một kẻ thất bại điển hình. Tôi đã từng là một học sinh gương mẫu, nề nếp tốt, học tập tốt, nhưng việc thích ứng với môi trường mới có lẽ khiến tôi gặp nhiều khó khăn, hoặc là tôi đang đổ lỗi cho hoàn cảnh. Tôi không thể hoàn thành ước vọng của mình là xuất sắc vượt qua mọi kì thi. Đúng, tôi đã từng đạt kết quả thấp trong các bài thi của mình. Sau một lần vấp ngã, tôi mới hiểu, sự động viên của thầy quan trọng tới mức nào. Tôi đã cố gắng, đã nghĩ rằng mình có thể làm được. Nhưng dường như, mọi sự cố gắng của tôi đều không được công nhận, tôi vẫn khiến bản thân phải thất vọng thêm nhiều lần nữa. Đó là lỗi của ai? Sau một lần thất bại, thầy lại một lần dạy tôi cách đứng lên trên chính đôi chân của mình. Thầy dạy tôi cách làm thế nào để có thể đối diện với tiếng cười nhạo và sự mỉa mai, châm biếm. Tôi đã từng cảm thấy mình lạc lõng giữa một thế giới âu cũng thật rộng lớn, nơi đó tôi như một người leo núi nhỏ bé trên lưng chừng dốc Everest. Tôi không biết mình có thể leo tới đỉnh núi không, vì điều đó cũng thật khó mà nói trước được, tôi không ít lần nghĩ rằng mình sẽ bỏ cuộc và chết ở nơi vực thẳm phía dưới. Nhưng không, thầy lại dạy tôi cách có thể bám vững vào đất sỏi và gốc cây ở khoảng lưng chừng ấy. Khi con người ta thất bại, chẳng ai là không chsn nản cả. Và thầy đã cho tôi biết mười lý do vì sao người ta dễ dàng bỏ cuộc, để cho tôi hiểu mình đa xthaatj sự cố gắng chưa và có muốn tiến về phía trước. Đó là khi con người ta mong muốn có kết quả nhanh chóng, hoặc khi không tin tưởng vào chính mình, cũng có thể là sa lầy vào quá khứ và dừng lại ở lối lầm, sợ hãi tương lai, thấy thất bại như là bước thụt lùi, cảm giác thế giới không công bằng với mình, sợ thất bại hơn mong muốn thành công, có cảm giác bị mất thứ gì đó hoặc do làm việc quá sức. Tôi vẫn còn nhớ thầy đã từng nói đùa thế này, Thành công không phải là muốn gì mua được nấy, mà là tối về ngủ không trằn trọc, sáng dậy không thấy nuối tiếc.

Và, ở thầy, tôi học được tất cả mọi thứ.

Thưa thầy, người thầy giáo kính mến của chúng em. Em không biết rằng, liệu năm năm, mười năm sau này hay nhiều hơn thế, thầy có còn nhận ra chúng em? Hoặc chăng đến khi đều đã bước vào đời, công việc và kể cả là cám dỗ chẳng biết có còn để cho chúng em về thăm thầy được nữa, thì trong miền ký ức của em, thầy luôn là một người thầy giáo lớn lao đến nhường nào, một người thầy có tất cả sự bao dung và một lòng nhiệt huyết với nghề.

Thưa thầy, bài học chiều nay

Con bỏ quên ngoài cửa lớp

Dưới gốc phượng già, nằm nghe chim hót

Con hóa mình thành bướm và hoa

Thưa thầy, cho là nhận: điều giản đơn

Sao con học hoài không thuộc

Để bây giờ khi con hiểu được

Biết làm sao tạ lỗi cùng thầy

Chúng em đi qua hết những mùa băng lăng, bằng lăng thôi tím. Chúng em đi qua hết những mùa phượng vĩ, phượng vĩ bớt rạo rực. Chúng em kiếm tìm thầy những năm tháng cuộc đời sau này, lại gặp thầy vào buổi chiều vương nắng , trong màu bụi phấn trắng, màu bảng đen, màu nét mực đỏ... Thân quen lạ!

... "Con ơi! Phải kính yêu thầy giáo con. Hãy yêu thầy, vì cha yêu thầy và trọng thầy . Hãy yêu thầy, vì thầy đã hy sinh đời thầy để gây hạnh phúc cho biết bao nhiêu đứa trẻ sẽ quên thầy. Hãy yêu thầy vì thầy mở mang trí tuệ và giáo hóa tâm hồn cho con. Rồi đây, con sẽ trưởng thành, thầy cùng cha sẽ không còn ở trên đời này nữa, lúc ấy con sẽ thấy hình ảnh thầy thường hiển hiện ở cạnh cha, lúc ấy con sẽ thấy nét đau đớn và lao khổ trên mặt thầy làm cho con phải cực lòng mặc dầu đã cách hàng 30 năm. Rồi con tự thẹn và con ân hận đã không yêu người và trái đạo với người"...

(Trích Chương 23 - Những tấm lòng cao cả - Edmundo de Amicis)

Kính gửi thầy giáo cũ, người lái đò thầm lặng!

Mảnh vỡ tình bạn.

đăng 02:47 16 thg 11, 2017 bởi Giáo viên: Lê Phước Dương

Nguyễn Thị Ngọc Trâm lớp 9a5.


          Tình bạn luôn là một trong những tình cảm tốt đẹp của con người.Chèo Lưu Bình – Dương Lễ ngợi ca mối tình thủy chung của đôi bạn hiền. Các nhà nho thường nhắc đến tình bạn tri âm của Bá Nha – Chung Tử Kì. Nhũng người cộng sản lại hay kể chuyện tình bạn tri kỉ của Ăng-ghen và Mác. Có nhiều bài thơ cảm động nói về tình bạn thủy chung của các tao nhân mặc khách. Bài thơ “Bạn đến chơi nhà”, bài “Khóc Dương Khuê” của nhà thơ Nguyễn Khuyến, học trò phổ thông ai cũng được học. Dây thân ái của tình bạn, có khi là niềm vui vẻ, vồn vã khi bạn đến chơi nhà , có khi là hàng lệ trào ra khi được tin bạn mới qua đời:

“Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta

Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước

Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau

Kính yêu từ trước đến sau,

Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời…”

                                           (Khóc Dương Khuê)


          Tôi và Hương cũng thế! Hương là cô bạn thân gần mười mấy năm của tôi.Thế nhưng tính cách của Hương lai trái ngược hoàn toàn so với tôi. Tôi là một người khá sôi nổi, vui vẻ. Hương thì trầm lặng, e dè, ít nói.Dù hai dứa chơi thân với nhau đã lâu nhưng cái cảm giác chưa hiểu biết hết về Hương luôn thôi thúc trong tôi ý muốn hiểu biết thêm về bạn bằng mọi cách. Sự tò mò ấy đã khiến tôi phạm phải một lỗi lầm không thể tha thứ được. Đó là xem trộm nhật kí của Hương.

          Hôm ấy, được nghỉ học thêm, tôi tung tăng đến nhà Hương học nhóm. Tâm trạng tôi hết sức vui vẻ. Những tia nắng sớm làm chiếc bóng của tôi trải dài trên con đường đá. Bầy chim hót véo von trên những cành cây cao như đang hòa thanh cho một bài ca không lời. Vài bụi cúc dại bên đường cũng vươn mình đón ánh nắng ban mai.Nhà Hương không to lắm! Nó nằm gần một ngã tư. Tôi vừa bấm chuông đã thấy Hương ríu rít ra mở cửa. Hai đứa rất vui khi gặp nhau. Tôi còn nhận ra Hương đang cười. Nụ cười tươi tắn lộ cà hàm răng trắng đều như những hàng ngô non.Vì chơi khá thân, Hương mời tôi vào phòng mình đợi một lát bởi bạn còn phải giúp mẹ đi chợ trước khi học. Cũng giống mọi lần, tôi cam thấy thật chán nản. Tôi ngước nhìn giá sách của Hương, muốn tìm một cuốn sách đọc cho đỡ buồn. Gía sách được sắp xếp ngăn nắp, thẳng tắp như đội quân. Đang mải mê trên giương đọc sách, tôi cảm thấy có gì đó hơi cân cấn dươi lưng. Mở chiếc chăn ra, tôi bất ngờ trước một cuốn sổ màu tím dày cộm, đước trang tri bởi những dải ruy-băng nhiều màu sắc. Tôi tò mò mở trang đầu tiên ra. Nó được Hương trình bày rất cẩn thận. Hàng chữ trên cùng “Nhật kí của tôi” viết bằng mực đỏ cùng với những bông hoa hướng dương do chính tay Hương vẽ ra trông sao mà cách điệu đến thế ! Tôi rất muốn khám phá nhật kí. Một nửa tôi muốn mở ra xem, nửa còn lại tôi lại nhớ đến lời của ba mẹ, thầy cô: “Không dược xâm phạm đồ đạc của người khác khi chưa có sự đồng ý.” Nhưng sự hiếu kì đã chiến thắng tất cả. Tôi tiếp tục mở cuốn nhật kí ra đọc. Những trang nhật kí thật ngay ngắn, không hề có nếp gấp. Tôi ngạc nhiên khi trang đầu tiên nhật kí của gia đình Hương. Kế bên đấy là những dòng tâm tình Hương viết rất tỉ mỉ: “Hòa Hiệp ngày 6 tháng 10 năm 2017. Cảm ơn cuộc đời đã cho con có cha và có mẹ. Mẹ luôn bên con, bế bồng chăm sóc con từng miếng ăn giấc ngủ. Dù cuộc đời có đầy ắp niềm vui hay đau khổ, con vẫn còn có mẹ bên cạnh. Bàn tay mẹ chai sần vì con, đôi chân mè cũng vì con mà trở nên gân guốc. Mẹ đã dành thời gian, công sức nấu cho con những bữa cơm ngon,dạy con học những điều hay lẽ phải, chở con đi chơi…Thế mà đã quá nhiều lần con lại vô lễ với mẹ. Mỗi khi nhớ lại, tim con như nhói đau. Còn cha tuy bề ngoài dường như khô khan nhưng mỗi lần cha phạt là con biết lỗi của con rất nặng.Những lúc ấy, con chỉ là đứa trẻ dại khờ, chỉ biết ngồi khóc lóc giận dỗi. Mỗi lần như thế chắc cha thất vọng về con lắm! Cha mẹ có thể hi sinh cả đời vì con và cũng mong cầu cho con dược khôn lớn, khỏe mạnh. Những lần cha mẹ mệt mỏi bệnh tật trên giường, con lo lắm,  không sao ngồi yên được, chỉ mong có thể làm được gì đó cho cha mẹ đỡ vất vả hơn…” Tôi bất ngờ. Nếu không nhờ những dòng nhật kí này, tôi có lẽ cũng không biết Hương lại là một người có trái tim tinh tế, tâm hồn đa cảm đến vậy. Nghĩ rồi tôi đọc những trang tiếp theo: “Hòa Hiệp, ngày 8 tháng 10 năm 2017. Thầy! Một tiếng gọi thân thương đến thế. Mỗi người học trò được đến trường, được dìu dắt dưới bao đôi tay của người thầy người cô. Thầy cô giống những đóa hoa tường vi giản dị , không quá nổi bật ồn ào mà lặng lẽ miệt mài đem tâm huyết của mình đến với những thế hệ tương lai. Thầy cô như những người lái đò đưa học sinh cập bến bờ tương lai. Chúng em biết thầy cô thương yêu chúng em thật nhiều, vậy mà lắm lúc học trò chúng em lại không biết ơn mà còn có thái độ vô lễ với thầy cô. Nhưng học sinh mà, ai cũng có những thầy cô mà bản thân quý mến nhất. Đối với em, là một học sinh cuối cấp thì bất kì thầy cô nào cũng kính trọng và yêu quý. Nhất là thầy Tuân- giáo viên chủ nhiệm lớp mà em đang học và thầy Độ. Thầy Tuân để lại ấn tượng trong em chính là cái “bụng bia khổng lồ” của mình và những bài giảng môn toán thật hay. Bên cạnh đó, thầy Độ cũng giảng rất dễ hiểu, hát hay mà còn sở hữu mái tóc xoăn xù hiếm thấy. Ấy thế mà thầy vẫn chưa có vợ. Thật muốn buồn thay cho thầy…!”Haha, thầy Tuân và thầy Độ mà biết chuyện này không cho Hương ăn “cốc…” mới lạ.Nhưng trong câu chuyện trên tôi cũng hiểu ra Hương là một người rất sâu sắc, kín đáo bởi lẽ Hương chưa bao giờ kể cho tôi nghe những việc này. Bạn ấy còn viết rằng: “Hòa Hiệp ngày 11 tháng 10 năm 2017. Lớp tôi thật lạ! Các bạn chia bè chia phái, gây mất đoàn kết trong mấy tháng qua. Các bạn như Chi, Dương, Uyên…hầu hết là con ông cháu cha, con nhà danh giá nên các bạn ấy rất khinh thường các bạn học khác. Tôi có một cô bạn thân ngồi cạnh tên Trâm. Cô ấy vô cùng sôi nổi, hay cười và tính tình cũng pha một chút tinh nghịch của tuổi học trò. Trâm luôn là niềm vui của tôi . Hôm Trâm nghỉ học, tôi cảm thấy vô cùng trống trải. Nhưng đôi lúc tôi giận Trâm lắm vì nó không chịu chỉ bài kiểm tra cho tôi…” Ôi! Có cả tên tôi nữa! Tôi sững sờ. Không ngờ tôi cũng bị Hương viết trong cuốn nhật kí. Bất chợt tôi nghe tiếng bước chân. Tôi vội vàng cất cuốn sổ vào chỗ cũ rồi ngồi trên ghế, dáng vẻ như đang chờ đợi Hương. Sáng hôm sau đi học, tôi đem những điều mình đọc trong cuốn nhật kí kể cho mấy đứa bạn trong nhóm cùng nghe. Rồi không hiểu vì sao, cả lớp đều biết chuyện này. Từ đó, các ban luôn xảy ra mâu thuẫn với nhau. Hôm nọ, không rõ từ đâu, bỗng có mấy người chặn xe đạp của Hương, ăn hiếp, hù dọa bạn ấy. Nếu không nhờ thầy Hưng, có lẽ Hương khó mà về nhà. Cuối cùng, chuyện đến tai thầy Tuân. Đến thứ bảy,trong tiết sinh hoạt lớp,tôi đã dứng lên nhận lỗi với thầy và các bạn,kể cả Hương:

    -Thưa thầy, em xin nhận lỗi của mình. Lần này không liên quan đén Hương. Chính em là người đọc nhật kí của bạn và kể với các bạn khác. Em thành thật xin lỗi!

    -Được rồi!Chuyện đã đến vậy thì cũng không nói gì được nữa. Em đã biết nhận lỗi của mình, đồng thời đã xin lỗi Hương. Thầy mong lần sau em hãy cân nhắc kĩ những gì nên và không nên nói để tránh những sự việc như vậy tái diễn.

      Thầy nghiêm khắc nhắc nhở tôi. Về nhà, tôi leo lên giường nằm. Tôi trằn trọc, không ăn cơm. Mẹ thấy tôi hơi lạ bèn hỏi:

    -Hôm nay đi học có chuyện gì sao con?

      Tôi lắc đầu. Nghĩ thương mẹ, tôi bước nhà ăn. Ăn xong, tôi lại lên giường. Ngủ cũng không được, học cũng không xong, tôi lăn qua lăn lại trên giường, vắt tay lên trán suy nghĩ về những việc mà tôi đã trót gây ra với Hương. Trời ơi! Sao tôi lại làm như thế! Tôi muốn chạy thật nhanh đến nhà Hương để xin lỗi. Hương ơi!Hãy tha thứ cho mình! Xin lỗi bạn, mình thật không cố ý đâu! Tôi vỡ lẽ ra nhiều điều. Tôi vô cùng ân hận về  hành động thiếu văn minh, vội vàng của mình. Tôi tự hỏi mình vì sao lại đọc trộm nhật kí của Hương? Tôi không phải là người thích lục lọi đồ của người khác mà là vì phút giây bồng bột, nông nổi của tôi đã hất đi tình bạn mười mấy năm của tôi. Tôi cảm thấy xấu hổ khi bỏ qua lời chỉ bảo sâu sắc của ba mẹ, cô thầy. Vì vậy con người sống trên đời, đực biệt với bạn bè, hơn nữa là những đứa bạn thân, cốt yếu phải có hai chữ “chân thành” , niềm tin vào nhau. Bởi người ta thường nói: “Một lần mất tín vạn lần mất tin”. Cũng như một bát nước khi đã đổ đi thì sẽ không bao giờ lấy lại được nữa. Tôiđến nhà Hương cầu xin sự tha thứ ngay ngày hôm sau. Cuối cùng, Hương đồng ý. Tôi vui mừng khôn xiết. Vậy là từ nay tôi va Hương lại có thể làm bạn thân như ngày trước, có thể cùng nhau học tập, cùng nhau đi chơi…

          Tuy tôi và Hương đã trở lại thân thiết nhưng tôi vẫn không thể quên được hành động ngu xuẩn khi đó của tôi. Tôi quyết sẽ thành một người bạn tốt của Hương hơn nữa vì bạn ấy đã sẵn sàng tha thứ cho việc làm xấu xa đó của tôi. Cứ mỗi lần nhớ về kỉ niệm non dại ấy, bài học ngụ ngôn về chuyện “đóng đinh lên cột” một lần nữa đã cho tôi hiểu thêm sâu sắc về tình bạn. 

                                                                                           HH – 11 – 2017

NHỮNG CHÚ CHIM VÀ KHÁT VỌNG HÒA BÌNH.

đăng 20:40 15 thg 11, 2017 bởi Giáo viên: Lê Phước Dương   [ đã cập nhật 20:42 15 thg 11, 2017 ]

Trần Thị Hương Giang. 9a5.


   Tôi làà Maria Buldin, bốn tuổi, người con của vùng phía bắc Syria- Kobani. Ngày 17- 4- 2012 là ngày mà tôi chết, chết vì chiến tranh, vì vượt biển. Có lẽ Đức Chúa Trời đã thương xót tôi, cho tôi được quay lại nhìn xem những tháng ngày trước đó- chỉ vọn vẹn ba năm. Một cuộc đời ôi sao ngắn ngủi và đau thương! Ròng rã suốt hơn ba năm đầu, tôi sống trong sự ấm êm, hạnh phúc, dưới sự bảo bọc của ba mẹ- ông Ablubu và bà Hyren. Mặc dù gia đình thuộc dạng nghèo khó song tôi vẫn được đi học, vui chơi như các bạn cùng trang lứa. Đối với tôi, cái thị trấn nhỏ bé ấy như là một xứ sở thần tiên. Tôi cười đùa cùng mọi người, thức ba dậy mỗi sáng hay phụ giúp mẹ trong những điều nhỏ nhặt nhất. Ôi khoảnh khắc ấy mới tuyệt đẹp làm sao! Nào ngờ, nội chiến bất ngờ ập tới, dập tắt mất đi niềm vui bé bỏng, hồn nhiên của tôi. Vì sống ở chính Syria nên việc chịu hậu quả là điều tất yếu. Vào ngày 26-1-2011, một loạt các cuộc biểu tình nổ ra nhằm chống lại Nhà nước Hồi giáo tự xưng(IS), cuộc chiến tranh khốc liệt xảy đến kéo theo hàng loạt hậu quả nghiêm trọng, rất nhiều thành phố và thị trấn bị tàn phá nặng nề khiến hơn 5000 người thiệt mạng, những người còn lại chịu sự đau thương, tổn thất khi vừa mất người thân vừa mất nhà cửa. Cuối cùng, để không phải chịu thêm bất cứ tổn thương nào nữa, họ đã quyết định vượt biển, rời bỏ quê hương, tìm tới " miền đất hứa" ở trời Âu. Sau khi mất đi người bà thân yêu, tôi đã cùng ba mẹ chạy trốn khỏi mảnh đất chiến tranh lẫn nghèo đói này. Đêm ngày 17- 4- 2012, tầm khoảng mười giờ hơn,là cái đêm có khói mờ thoang thoảng- tàn dư của cuộc xả súng, chúng tôi, tổng cộng có 21 người vội vã đi ra bờ biển- nơi neo đậu chiếc thuyền đã chuẩn bị sẵn nhờ bọn buôn lậu. Mẹ một tay bế tôi, một tay cầm túi đồ nặng trịch, ba thì theo sau vác theo cái vali cũ kĩ chứa đầy lương thực. Khi ấy tôi bỗng vui vẻ lạ thường, vui vẻ nói vơi ba tôi:
    - Con sắp có nhiều chỗ để chơi rồi. Khi tới nơi ba dẫn con đi công viên nhé.
    - Ừ. Nhưng con hứa phải ngoan đấy- Ba tôi khẽ trả lời.
    Sau khi vừa rời khỏi thị trấn, niềm hớn hở của tôi chợt vụt tắt. Xung quanh là màn đêm tối om, đen kịch, ngoài những chiếc đèn thì thứ tôi thấy được chỉ là ánh trăng mờ mờ ảo ảo. Từng cơn gió lạnh thổi mạnh vào khe cổ khiến tôi sởn gai ốc, sợ hãi vô cùng, bất giác bám chặt gấu áo mẹ. Bà đưa tay lên xoa nhẹ mái tóc tôi mà vỗ về:
     - Ngoan nào! Có mẹ ở đây, con còn sợ gì nữa.

     Tôi ngước lên nhìn mẹ, đôi mắt bà tràn lệ, trong tiếng nói tôi chợt nhận ra có gì đó run run, nhưng mẹ liền quay đi, lau vội những giọt nước mắt lăn dài trên gò má nhợt nhạt. Có phải mẹ đang cố kìm nén cái cảm xúc bấy lâu để dỗ dành tôi đừng sợ? Trong khoảnh khắc ấy, tôi cảm nhận được tình cảm gia đình thiêng liêng như thế nào. Họ vì muốn tôi có một cuộc sống ấm êm, hạnh phúc, đã bất chấp gian khổ, quyết định vượt biển, tìm đến nơi mà tôi mong muốn. Chao ôi! Để khi gặp khó khăn, ta mới nhận ra được rằng, tình yêu thương ba mẹ dành cho ta là to lớn, bao la vô cùng. Tôi nhìn sang bên chỗ bác lái thuyền, ông ấy cứ hối mãi, trong chất giọng có pha chút khó chịu. Cũng phải, công việc chở người tị nạn vượt biển là hết sức khó khăn. Họ luôn phải dè dặt, lén lút vượt khỏi tầm mắt của những tên lính vô tính. Chẳng may rơi vào tay bọn chúng là chỉ có chết hết. Sau khi tất cả mọi người đã lên thuyền, chúng tôi bắt đầu di chuyển chông chênh trên mặt biển. Xung quanh cũng chỉ là màu u ám, đen tối. Có phải cái đất nước Syria này cũng như vậy? Cũng chỉ mang lại sự sợ hãi, lo lắng cho con người? Hay nó vốn dĩ tươi đẹp nhưng lại chính do con người mang tới chiến tranh? Trong đầu tôi cứ luẩn quẩn mãi những câu hỏi về mảnh đất mà tôu từng yêu quý, từng gắn bó nhưng giờ đây phải rời xa người bạn tri kỉ đó. Lòng tôi có chút lưu luyến, nhớ mong. Tôi lại nghĩ tiếp, nghĩ tiếp về nơi mà tôi sắp tới, khi tôi đến đó chắc trời cũng vừa hửng sáng, ánh ban mai sẽ xuyên thủng màn đêm trao cho chúng tôi sự ấm áp, niềm vui. Chúng tôi như những con đom đóm luôn thắp sáng một niềm tin cháy bỏng, như những chú chim nhỏ mang hi vọng to lớn về " miền đất hứa" tươi đẹp. Đột nhiên trời gió mạnh, nhiều đám mây đen không biết từ đâu đi tới che lấp cả bầu trời , làm lu mờ cả ánh trăng thơ mộng. Mưa rơi, gió thổi, mặt biển dậy lên những nếp sóng mạnh mẽ. Con thuyền bằng cao su này bắt đầu chao đảo, hết nghiêng về bên này lại nghiêng về bên kia, khiến ai cũng nháo nhào sợ hãi mà níu chặt lấy thành thuyền. Họ muốn quay lại nhưng đây là một điều không tưởng, chúng tôi đã rời bờ hơn hai mươi phút rồi, đã ở giữa biển khơi rồi. Cái ước mơ về tương lai nơi đất trời châu Âu chợt vụt tắt. Chúng tôi chỉ nghĩ là làm sao để thuyền không bị lật? Làm sao để sống sót? Sau mười phút cầm cự, bám víu lấy hi vọng mong manh, chúng tôi làm hết đủ mọi cách nhưng cơn bão càng mạnh hơn, nước biển tràn vô khiến thuyền dần chìm xuống. Tất cả run lên, kêu la thất thanh rồi chạy tán loạn khiến tôi lạc mất ba. Quá sợ hãi, bác lái tàu đã rút từ trong giỏ ra một cái áo phao cứu hộ, ông ta vội mặc vào rồi nhảy ngay xuống biển để được an toàn bơi vào bờ. Ôi! Cái bản tính lương thiện của con người đã bị sợ hãi "nuốt chửng" mất rồi. Nào có ai có thể nghĩ đến người khác khi đang trong tình cảnh như vậy. Tôi buồn lắm. Sau "pha nhảy biển" của ông ta, những người còn lại la hét, tiếng khóc lấn át cả tiếng kêu gọi sự bình tĩnh từ ba tôi. Họ khóc vì họ nghèo không có tiền mua nổi áo phao, khóc vì cuộc đời họ sao nghiệt ngã. Một cơn sóng mạnh ập đến khiến con thuyền lật hoàn toàn. Giữa làn nước lạnh lẽo, tôi níu chặt lấy mẹ, chưa bao giờ tôi thấy tay mẹ ấm ấp đến thế. Tôi cố ngoi đầu lên khỏi mặt nước để tìm kiếm ba nhưng sóng mạnh lại khiến tội ngập xuống. Kìa! Ba kìa! Tôi vui mừng vì thấy ba tôi đang bơi lại chỗ tôi. Vừa níu lấy được tôi thì chân ba bỗng chuột rút. Tôi đau đớn nhìn ba mẹ, dành hết sức lực còn lại mà nói:
     - Ba mẹ xin đừng... chết...
    Gia đình tôi cùng 12 người khác nhẹ nhàng chìm sâu xuống, như biển mở rộng vòng tay chào đón, như biển ôm chúng tôi vào lòng và ủ ấm. Hồn tôi bắt đầu bay lên, cùng tất cả hướng về nơi Thiên Đàng. Xác chúng tôi may mắn thay được tìm thấy nơi bờ biển Bordum của Thổ Nhĩ Kì. Thế là tất cả phải quay trở về quê hương, nhưng là trở về để nằm yên trong lòng đất. Khung cảnh vẫn thế nhưng đời người hết rồi Tôi vừa buồn, vừa vui, buồn vì cuộc đời tôi ngắn ngủi, vui vì khi tôi chết đi, tôi sẽ không còn phải chịu những hậu quả của chiến tranh nữa. Đến khi nào những đứa trẻ như tôi đang còn sống được hạnh phúc? Đến khi nào chiến tranh mới chấm dứt? Đến khi nào? Đến khi nào?

                                                                                                                                       HH - 11 - 2017.

Muộn...

đăng 21:25 14 thg 11, 2017 bởi Giáo viên: Lê Phước Dương   [ đã cập nhật 21:46 14 thg 11, 2017 ]

Hồng Phượng. 9a2.


   Nó sinh ra trong một gia đình nghèo khó, đông anh em. Vi lòng hiếu học nên lúc trả bài thi cuối cấp đã đạt được điểm cao. Nó cầm bài thi chạy nhanh đến chỗ người mà nó muốn khoe đầu tiên nhưng đó không phải là ba hay mẹ nó mà là người thầy  nó  yêu quý nhất. 
       Gia đình nhỏ lúc trước có quen thầy A nên từ khi lên lớp mười đã gửi gắm nó nhờ thầy chỉ bảo. Nó và thầy đến cách cư xử, lời nói lẫn hành động cũng khá hợp nhau nên hai người vẫn hay chia sẽ, trò chuyện, chém gió với nhau như thể cha và con. Quan hệ ấy ngày càng trở nên thân mật, tốt đẹp hơn. Vì gia đình khổ cực nên không ai dám nghĩ đến chuyện cho nó học đại học vì sợ không đủ khả năng về chi phí, không chọi nổi với các bạn cùng trang lứa. Nhưng người thầy ấy vẫn luôn động viên nó :"cố gắng học tiếp" , thầy vẫn luôn xoa đầu nó như thể muốn truyền đạt một tâm tình nào đó giúp nó có tinh thần học tiếp và phấn đấu hơn. 
       Bước chân lên đất Sài Gòn mãi hai năm liền người thầy vẫn luôn gọi điện hỏi thăm, giúp đỡ nó, đôi lúc thầy cũng ghé qua thăm nó khi thuận đường hay  những lúc rảnh rỗi. Hơn hai tháng nay vì bận học nên nhỏ ấy cũng ít khi gọi điện hay về thăm thầy. 
        Vào buổi trưa giáp hè trời nóng bức, nó đi học về nhận được cuộc gọi từ mẹ. Bà ấy nói với giọng buồn bã và ấp úng :
   - Thầy A mất rồi. 
Nó sửng người một lúc một lúc rồi hỏi lại:
   - Thầy...thầy mất rồi ư. Mất khi nào ?

Người mẹ nói :
   - Khoảng một tháng trước, khi thấy cơ thể mệt lữ thầy cùng gia đình đi khám thì phát hiện thầy bị ung thư giai đoạn cuối. Nhưng sợ con lo lắng nên thầy giữ bí mật không cho con biết. 
Nghe xong nó vội vã bỏ hết những chuyện khác sang rồi bắt xe đò để trở về. Trong cái nóng ban trưa hồm hộp với cơn say xe mệt mỏi nó thấy thầy hiền hậu đến bên nó xoa nhẹ đầu nó rồi cười thân thiện. Chợt tỉnh giấc, với những kỉ niệm hồi trước trở về với nó không ngừng. Nước mắt lăn dài trên má, cổ họng như ngẹn lại bởi thứ gì đó mà không thể nói thành lời, trái tim nó như gào lên nức nở rồi tự nói với giọng đau thương và trách móc :
    - Thầy là động lực để em cố gắng đến ngày hôm nay. Vậy sao...thầy không ở lại với em ! Sao...tại sao chứ ?!!
Nó ngồi trên xe và cố lục lọi trong kí ức về hình bóng thầy trong cái lần gặp cuối cùng đó. Nhớ lại nó mới thấy lúc đó thầy có vẻ mệt mỏi, da mặt xanh xao và gầy đi rất nhiều, bàn tay vẫn luôn xoa đầu nó hôm ấy cứ run run...càng nghĩ nó càng trách bản thân bởi nhẽ những điều kì lạ ấy nó phải nhận ra sớm hơn. 
       Song từ những lời chỉ dậy ân cần, trìu mến của người thầy quá cố mà nó vẫn xem như một bài học, lời động viên để phấn đấu với một tương lai tươi sáng. Món nợ tình thương ấy lớn hơn bất cứ thứ tình cảm nào. 
            Từ đó nó rút ra bài học đắt giá về sự trân trọng, yêu thương và quan tâm đến những thứ đang ở ngay trước mắt vì không biết được lúc nào đó thứ đang tồn tại ấy lại biến mất vĩnh viễn. 

                                                                                                                   HH 12 - 11-17

 

  

 

Chuyện bây giờ mới kể.

đăng 04:31 8 thg 11, 2017 bởi Giáo viên: Lê Phước Dương   [ đã cập nhật 04:38 8 thg 11, 2017 ]

Trần Ngọc Khánh Duy. 9a4.


Dạo mới lên sáu, tôi chưa hề biết quả đất có hình cầu. Nhưng rồi anh Hoàng, con trai của bà chủ nhà trọ ở gia đình tôi đang thuê, đã giảng giải cho tôi hiểu về điều đó. Anh ấy bảo:

- Quả đất là một cái vòng tròn( ). Nếu ta cứ tiến thẳng về phía trước mặt mãi mãi thì sẽ đi hết một vòng xung quanh quả đất, rồi sau đó thế nào cũng quay về chỗ xuất phát ban đầu.

Thấy tôi tỏ vẻ không tin, anh ấy cốc một cái vào đầu tôi và nói:

- Bao giờ đi chu du vòng quanh thế giới, tao chỉ cho mỗi chị Trân của mày đi thôi, còn mày thì nghỉ khoẻ. Đi chu du thiên hạ với những thằng ngốc như mày thì còn thú vị nỗi gì.

Vì rất muốn đi chu du thiên hạ nên tôi liền tặng anh ấy con dao nhíp của mình.

Anh Hoàng rất thích con dao nên đồng ý cho tôi cùng đi du lịch vòng quanh trái đất.

Anh Hoàng triệu tập một cuộc hội nghị mở rộng tại vườn rau nhà mình. Anh ấy bảo tôi và chị Trân:

- Ngày mai, khi bố mẹ chúng mày đi làm và mẹ tao ra sông giặt giũ thì chúng ta sẽ thực hiện kế hoạch đã bàn. Chúng ta sẽ tiến thẳng về phía trước, xuyên qua cánh đồng và rừng núi , và sẽ đi mãi cho đến khi trở về đây, cho dù phải đi suốt một năm đi chăng nữa.

Chị Trân hỏi:

- Thế nếu mình gặp bọn da đỏ thì sao hở anh Hoàng?

- Nếu gặp bọn da đỏ thì ta sẽ bắt tất cả bộ lạc của chúng về làm nô lệ. – anh Hoàng đáp.

- Ngộ nhỡ có thằng nào không thích làm nô lệ thì mình sẽ làm thế nào? – Tôi rụt rè hỏi.

- Đứa nào không thích làm nô lệ thì…mình sẽ không thèm bắt nó chứ sao!

Chị Trân nói:

- Em sẽ lấy ở ống tiền tiết kiệm ba mươi ngàn, chắc chừng đó là đủ tiêu rồi, phải không anh?

Anh Hoàng đáp:

- Tất nhiên, vì chúng ta chỉ cần mua hạt hướng dương và bánh kẹo mà thôi. Dọc đường chúng ta sẽ săn những con thú nhỏ lấy thịt nướng lên mà ăn chứ.

Anh Hoàng chạy vào nhà kho và đem ra một cái túi to tướng vốn dùng để đựng  mì lát. Chúng tôi liền xếp vào đó đủ mọi thứ cần thiết cho một chuyến đi xa. Đầu tiên chúng tôi chúng tôi bỏ vào túi một ít  mì tôm,  muối, sau đó nhét tiếp vào mấy cái đĩa, mấy cái cốc cùng với dao, dĩa ăn. Sau một hồi cân nhắc, chúng tôi còn cho thêm mấy chiếc bút chì màu, cái đèn pin, một chiếc chậu sành rửa tay và một chiếc thấu kính để khi cần thì nhóm lửa bằng ánh sáng mặt trời. Cuối cùng, chúng tôi ấn vào túi hai cái chăn và một cái gối lấy ở đi văng.

Ngoài những thứ trên, tôi còn làm thêm ba cái súng cao su, ba cái cần câu và ba cái vợt để bắt những con bướm nhiệt đới.

Ngày hôm sau, khi bố mẹ chúng tôi đã đi làm cả tuần trong rẩy, còn mẹ anh Hoàng ra giặt giũ ngoài sông, ba chúng tôi lập tức từ giã làng quê để ra đi.

Chúng tôi đi theo con đường nhỏ xuyên qua rừng.

 


Con chó mực của anh Hoàng tung tăng đi trước dẫn đường. Tiếp theo là anh Hoàng với cái túi to tướng đội trên đầu. Tiếp đến là chị Trân vừa đi vừa thỉnh thoảng nhảy dây. Tôi đi sau rốt, hai tay ôm đống súng cao su, cần câu và vợt bắt bướm.

Cả đoàn đi như thế được khoảng một giờ đồng hồ. Cuối cùng anh Hoàng nói:

- Cái bịch quái quỷ này nặng khiếp thật. Một mình tao không thể vác nó mãi được đâu. Thôi, bây giờ mỗi đứa phải lần lượt vác một đoạn.

Chị Trân liền vác bọc đồ đi tiếp, nhưng chẳng bao lâu sau chị ấy kiệt sức không thể vác tiếp được nữa. Chị ấy liền quẳng bọc đồ xuống đất và nói:

- Thôi để thằng Duy vác một đoạn.

Khi họ đặt bọc đồ lên vai tôi, tôi suýt kêu lên vì ngạc nhiên: không ngờ nó lại nặng đến thế! Tuy nhiên, tôi còn ngạc nhiên hơn khi phải vác nó đi tiếp. Cái bọc nặng làm cho lưng tôi còng gập xuống, người tôi nghiêng bên nọ ngả bên kia, chẳng khác nào chiếc quả lắc đồng hồ. Đi được chừng mươi bước thì cả tôi cùng bọc đồ cùng rơi tòm xuống rãnh.

Cái cách tôi ngã cũng rất khác thường. Đầu tiên, bọc hàng rơi xuống rãnh, rồi đến lượt tôi ngã lăn theo và nằm đè lên tất cả đống đồ đạc lỉnh kỉnh ấy. Tôi vốn nhẹ cân, vậy mà không hiểu bằng cách nào mà tôi đã làm vỡ tan tành tất cả cốc chén bát đĩa và cả chiếc chậu sành.

Chị Trân và anh Hoàng cười nôn cả ruột khi thấy tôi giãy giụa, loay hoay dưới rãnh, vì thế dù tại tôi mà cả đoàn thiệt hại nặng nề nhưng tôi không bị mắng một câu nào.

Anh Hoàng huýt sáo gọi con mực lại gần, định dạy nó cõng hành lý, nhưng ý định đó không thực hiện được vì con chó rất chậm hiểu. Vả lại, chính chúng tôi cũng chẳng biết dạy dỗ nó như thế nào.

Lợi dụng khi chúng tôi đang bàn cãi, con mực gặm thủng cái bao và chỉ trong nháy mắt nó đã xực mất miếng thịt bò dung để chế mì.

Anh Hoàng liền bảo tất cả ba đứa cùng khiêng chung bọc đồ. Khiêng như vậy rất khó đi nhưng chúng tôi cũng đi được chừng hai tiếng đồng hồ nữa. Cuối cùng chúng tôi đã đi hết cả khu rừng và ra một bãi cỏ rộng.

Anh Hoàng quyết định nghỉ giải lao. Anh ấy bảo:

- Mỗi lần nghỉ chân hay ngủ qua đêm, tao sẽ duỗi chân về hướng mình phải đi. Các vị du khách trứ danh đều làm như thế cả, nhờ vậy mà họ không bị lạc đường.

Anh Hoàng ngồi bệt xuống bãi cỏ, chân duỗi về phía trước.

Chúng tôi mở bọc hành lý và bắt nhóm lửa nấu mì tôm.

Đột nhiên có một đàn ong không hiểu từ đâu bay đến lượn vèo vèo trên đầu chúng tôi. Có một con chắc muốn nếm thử phần đường của tôi nên đã châm cho tôi một phát đau điếng vào má. Má tôi lập tức sưng phồng lên như chiếc bánh rán. Theo lời khuyên của anh Hoàng, tôi liền đắp đất ướt, rêu và lá cây lên chỗ đau.

Trước khi lên đường đi tiếp, anh Hoàng lôi gần hết các thứ trong bao quẳng ra ngoài, vì vậy hầu như chúng tôi chỉ đi tay không.

Tôi đi sau cùng, vừa đi vừa rên ư ử. Má tôi bỏng rát lên và đau không chịu nổi. Chị Trân cũng chẳng thiết tha gì chuyện đi du lịch nữa. Chị ấy liên tục thở dài và mơ ước trở về nhà và nói rằng ở nhà cũng có nhiều điều thú vị. Thế nhưng anh Hoàng cấm chúng tôi không được nghĩ đến chuyện đó. Anh ấy bảo:

- Đứa nào đòi về nhà tao sẽ trói vào cây cho kiến ăn thịt.

Chúng tôi tiếp tục lê bước trong tâm trạng não nề. Chỉ mỗi con mực là vẫn cảm thấy vui vẻ. Nó vểnh đuôi lên, chạy đuổi theo đám chim chóc và sủa ăng ẳng làm cho chuyến du lịch của chúng tôi thêm ầm ĩ.

Trời tối dần. anh Hoàng ném cái bao đựng đồ xuống đất. Chúng tôi quyết định dừng lại ngủ qua đêm.

Cả bọn đi vơ củi để nhóm lửa. anh Hoàng lục trong bao lấy ra cái thấu kính để lấy lửa nhưng mặt trời đã lặn mất, chẳng còn ánh nắng nữa. Anh ấy xịu mặt, còn chúng tôi cũng thấy buồn thiu.

Và thế là ăn tối xong, chúng tôi đành phải ngồi trong bóng tối.

Anh Hoàng trịnh trọng duỗi chân về phía trước và bảo rằng phải làm thế để sáng mai không quên hướng đi.

Rồi lập tức anh ngáy khò khò. Tôi và chị Trân mãi vẫn không ngủ được. Chúng tôi sợ bóng tối và tiếng động của cây cối trong rừng. Trông thấy cành cây khô ở trên đầu, chị Trân ngỡ là rắn liền hét lên hoảng sợ. Một quả cây rụng ngay bên cạnh làm tôi sợ hãi đến nỗi lăn tròn trên mặt đất như quả bóng.

Cuối cùng, chúng tôi cũng thiu thiu chợp mắt.

Tôi mở choàng mắt khi bị chị Trân lay vai.

Mới sáng tinh sương, mặt trời vẫn chưa mọc.

Chị Trân thì thầm bảo tôi:

- Duy  này, trong lúc anh Hoàng vẫn ngủ, chị em mình xoay chân anh ấy về phía ngược lại đi. Nếu không thì anh ấy còn dẫn mình đến chỗ khỉ ho cò gáy nào chưa biết chừng.

Chúng tôi đưa mắt nhìn . Anh chàng vẫn ngủ khì khì với nụ cười rạng rỡ trên môi.

Hai chị em chúng tôi tóm lấy chân anh Hoàng và trong chớp mắt đã xoay sang phía đối diện, làm cho đầu anh ấy vẽ một cung tròn trên mặt đất. Thế mà anh Hoàng vẫn không hề tỉnh dậy. Anh ấy chỉ rên rỉ, phẩy tay và ú ớ: “Ê, lại đây…” Có khi anh Hoàng mơ thấy bọn da đỏ và gọi chúng tôi giúp sức cũng nên.

Chúng tôi ngồi chờ anh Hoàng tỉnh dậy.

Khi tia mặt trời đầu tiên xuất hiện, anh Hoàng thức giấc, ngó chân mình rồi nói:

- Giá như hôm qua tao cứ bạ đâu nằm đấy thì có chết người không: chúng ta sẽ chẳng biết đằng nào mà lần. May nhờ đôi chân của tao mà bây giờ chúng ta mới biết chắc chắn là phải đi về hướng nào.

Nói rồi anh Hoàng khoát tay chỉ về hướng mà hôm qua chúng tôi đã đi.

Chúng tôi chén  mì gói xong thì lên đường. Con đường quen thuộc quá. Anh Hoàng cứ há hốc mồm vì ngạc nhiên. Tuy vậy anh ấy vẫn lên giọng giảng giải:

- Du lịch vòng quanh thế giới khác với những chuyến chu du thiên hạ khác ở chỗ là cảnh vật luôn luôn lặp lại, bởi vì quả đất tròn.

Có tiếng bánh xe lăn cót két đằng sau lưng: một bác nông dân đang đánh một chiếc công nông đi tới.

Anh Hoàng nói:

- Để tăng tốc độ cho cuộc du lịch vòng quanh thế giới, chúng mình phải đi tiếp trên cỗ xe kia.

Chúng tôi xin đi nhờ xe. Bác công nông  tốt bụng dừng xe cho chúng tôi leo lên.

Xe chúng tôi đi rất nhanh. Khoảng một giờ đồng hồ trôi qua.

Bỗng phía trước mặt đã thấy làng tôi hiện ra.

Anh Hoàng há hốc mồm vì ngạc nhiên:

- Xóm trước mặt sao trông giống làng minh thế không biết. Ấy là vì đôi khi, trong các cuộc du lịch vòng quanh thế giới, những chuyện tương tự vẫn thường xảy ra.

Càng đến gần bến xe buýt, anh Hoàng càng thấy ngạc nhiên hơn.

Chúng tôi xuống xe.

Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là bến xe làng tôi, và xe buýt cũng vừa cập bến.

Anh Hoàng lẩm bẩm:

- Chẳng nhẽ chúng ta đã đi hết một vòng xung quanh quả đất rồi hay sao?

Tôi và chị Trân cùng phì một cái rồi phá lên cười.

Vừa lúc ấy chúng tôi nhìn thấy bố mẹ và bà - họ vừa mới ở trên xe buýt bước xuống. Bên cạnh họ là mẹ anh Hoàng  đang vừa khóc vừa nói gì đó. Chúng tôi chạy ào đến chỗ bố mẹ.

Thấy chúng tôi, bố mẹ cười sung sướng.

Mẹ anh Hoàng  nói:

- Lạy Chúa, các cháu đấy à? Thế mà hôm qua cô cứ tưởng các cháu bị chết đuối rồi.

Chị Trân đáp:

- Nếu chúng cháu mà chết đuối thì làm sao mà đi chu du vòng quanh thế giới được?

Mẹ kêu lên:

- Trời ơi, tôi vừa nghe điều gì thế này? Phải đánh cho bọn này một trận mới được.

Bố tôi can:

- Thôi, may mà mọi chuyện kết thúc tốt đẹp rồi.

Bà tôi bẻ một cái que và nói:

- Theo bà thì vẫn cứ phải quật cho chúng một trận. Mẹ nó cho thằng Duy mấy roi, còn con Trân thì để đấy cho bà.

Bố nói:

- Đánh đập không phải là phương pháp giáo dục tốt. Chẳng cần đánh thì cả hai đứa cũng đã hiểu là chúng vừa làm một việc ngu ngốc rồi.

Mẹ tôi thở dài và nói:

- Các con tôi dốt quá đi mất. Ai lại đi du lịch vòng quanh thế giới khi chưa thuộc bảng cửu chương và học địa lý bao giờ!

Chúng tôi đi về nhà. Cả nhà ngồi ăn trưa. Bố mẹ cười phá lên khi nghe hai chị em tôi kể lại cuộc phiêu lưu của mình.

Còn anh Hoàng thì bị mẹ anh ấy nhốt vào nhà tắm. Vị du khách trứ danh của chúng tôi phải ngồi trong đó suốt một ngày đêm.

Hôm sau, mẹ anh Hoàng thả anh ấy ra. Chúng tôi lại đi chơi với nhau như không có việc gì xảy ra cả.

Có lẽ phải nói thêm vài lời về con mực.

Mực ta đuổi theo xe công nông một tiếng đồng hồ liền nên mệt lử cả người. Về đến nơi, nó chui vào nhà kho và ngủ một mạch đến chiều. Tỉnh dậy, nó ăn xong lại ngủ tiếp, và chẳng ai biết được trong giấc ngủ dài triền miên ấy nó đã mơ thấy những gì.

Về phần tôi, tôi mơ thấy một con hổ lớn, và tôi đã bắt nó đem bán cho sở thú .

HH. 7 - 11 - 17.

Ôi Quê Tôi.

đăng 20:23 24 thg 10, 2017 bởi Giáo viên: Lê Phước Dương   [ đã cập nhật 21:58 24 thg 10, 2017 ]

Trần Bảo Phụng (9a3 khóa 2010 -2011)

 "Quê hương mỗi người chỉ một. Như là chỉ một mẹ thôi. Quê hương nếu ai không hiểu. Sẽ không lớn nổi thành người...". Nhưng quê hương thời @ biết bao thay đổi.  Chỉ có một điều không bao giờ thay đổi,là lúa đồng vẫn xanh mơn man và hương hồ tiêu vẫn nồng nàn trong gió...

 

Tôi vẫn thích cái cảm giác thư thái khi bước trên con đường làng, con đường nằm giữa hai hàng nhãn nhìn xuống cánh đồng. Mỗi lần đi xa về tôi không thích đi xe mà đi bộ trên "con đường nhãn" về nhà. Để nhìn làng xóm, cánh đồng, hàng cây. Thích cảm giác bình yên, tĩnh lặng của nơi đây. Thích những buổi chiều khói bếp quẩn quanh trên những nóc nhà, những hàng cây, lãng đãng, mờ ảo. Thích giấc ngủ dài và sâu không chút lo toan. Về đây, tôi như được trút đi mọi gánh nặng bon chen nơi đô thành nhộn nhịp.

Mỗi khi thất bại trong cuộc sống, bế tắc trong đường đời, tôi lại trở về với vùng quê nghèo này. Để tìm lại sức mạnh niềm tin, bù đắp, chắp vá lại những vết thương nơi tâm hồn. Khi nhìn những ruộng lúa, dòng sông đầy hoa lục bình, lòng tôi thấy yên tĩnh.

 Nhớ phiên chợ nằm cheo leo bên chân cầu 6 theo bà mua bánh. Nhớ đêm 30 ra chùa thắp hương hái lộc. Nhớ đêm trung thu rước đèn, phá cỗ. Nhớ mùi bánh đúc, ngô bung của mẹ. Nhớ những ngày đi học sớm trộm vải, trộm nhãn ven đường. Và  nhớ...

Ở đây có những con người thân thuộc, mộc mạc, chất phác dễ gần. Nụ cười luôn tươi mới dù cuộc sống cũng bao nhọc nhằn. Tôi không bao giờ quên buổi tối trước ngày thi vào lớp 10. Bà con trong xóm  kéo đến chia vui, ân cần dặn dò động viên giống như thi đại học không bằng.

 

Quê tôi vẫn chưa thoát khỏi cái nghèo, cái khó. Bố vẫn thở dài bên khói thuốc lào, tóc mẹ bạc thêm sau mỗi lần lên nương. Con sóng Lòng Hồ bạc đầu theo từng vụ mùa thất bát.

Tôi vẫn tin vào tương lai tươi sáng của miền quê mình, chỉ sợ rằng nó có mãi còn là nơi tiếp thêm sức mạnh cho tôi sau mỗi chặng đường?!

 Đôi chút băn khoăn ấy là vì những năm trở lại đây, quê tôi đang dần thay đổi. Cuộc sống dường như nhộn nhịp hơn, con người bận bịu, lo toan nhiều hơn. Khát vọng làm giàu và sự thay đổi cuộc sống đã bắt đầu giúp cho bộ mặt của làng quê thêm sinh khí, thêm nhuận sắc, nhưng cũng làm mất đi ít nhiều vẻ thanh bình vốn có.

 Người ta không còn nhiều thời gian tâm tình bên chén nước chè mỗi buổi trưa hè. Phiên chợ quê tôi bây giờ mua một trò chơi điện tử dễ hơn tìm hàng bánh đúc. Trẻ con không còn biết chơi pháo đất, chọi gà, cái trò "kim kỉm kìm kim" sẽ chỉ là dĩ vãng. Thay vào đó là "đế chế", là half-life, là football. Một cậu bé 12 tuổi có nick yahoo: kẻ ăn xin đa tình.

 Chúng cũng không còn biết làm sáo diều, chỉ thả những chiếc diều nilon bán sẵn. Đi tìm tiếng sáo diều trong gió chiều tắt nắng liệu sẽ mãi chỉ là giấc mơ?.

 Ngôi chùa làng không còn  như trước. Những kèo những cột được thay bằng bê tông cốt thép, mái đình chẳng cong vì lợp bằng ngói xi măng. Tôi thèm đến nao lòng không khí Tết của buổi sáng mùng một năm xưa.

 Ông ngoại không còn đan rổ vì làng chẳng còn tre. Bà không còn thả vó vì ao làng lấp dần và tôm cá đi đâu hết. Mẹ chẳng còn nấu bánh đúc và ngô bung vì đã có bao món ăn khác thay thế.                                               .

 Bước chân sáo cũng đã đôi lần lạc lối. Nụ cười ai kia không trong trẻo như trong nỗi nhớ. Chút âu lo già dặn in dần lên khuôn mặt, tôi sẽ chẳng còn nghĩ về con đê ngày ấy. Như hoa lục bình,  đến vào một chiều gió thổi và vào ngày nước nổi, rồi lại theo dòng đi xa để đậu lại ở một bến khác. 

 Làng tôi thay đổi và chính tôi cũng đang thay đổi. Con bé ngày xưa chai tay cuốc đất, khom lưng gặt lúa, đếm từng gầu nước với mẹ đêm hè. Cái mơ ước rời khỏi luỹ tre làng để giúp gì đó cho sự thay đổi của làng quê này đã không còn cháy bỏng. Cô ta đã thay đổi, thực dụng hơn và nghĩ về mình nhiều hơn. Ngày càng xa làng quê hơn và càng ít khi trở về, đôi lúc  thấy xa lạ lạc lõng giữa con đường thân thuộc. Lời hứa thầm xưa kia với mẹ con đã không thể làm.

 Mọi cái đã thay đổi như quy luật của cuộc sống. Chỉ có lúa đồng vẫn xanh và hương hồ tiêu vẫn nồng nàn...

 

1-8 of 8

Comments